Chùa Rombodhihharma “Chân Pháp – Sự thật gốc của vạn vật – Tự tánh không dính mắc”
“Vận lành và phúc báu bị tắc nghẽn bởi nghiệp
Cầu xin sự tha thứ giúp giải tỏa được những chướng ngại ngăn cản là những nguyên nhân làm cho chúng ta không thể tỏa sáng được trong Chân Pháp, cùng lúc làm nguôi ngoai được những rắc rối của đời sống do nghiệp đã tích lũy từ quá khứ và hiện tại.
Cầu xin sự tha thứ có thể được tiến hành vào bất cứ thời gian và nơi chốn nào thuận tiện.
Cầu xin sự tha thứ có thể bắt đầu với một hay hai mục cùng một lúc, hoặc các mục nào tương ứng với nghiệp của người thực hành cầu xin sự tha thứ”
Luang Por Phosrisuriya Khemarato
Sách định nghĩa rằng:
- Nghiệp: Bất kỳ một hành động nào của thân, khẩu hay ý và kết quả của nó
- Đấng Đại Ba La Mật: Chư Phật, Chư Đại Phật hoặc Chư Đại Bồ Tát
- Pháp: Giáo pháp, những lời dạy của Chư phật, mọi vật ở trạng thái nguyên bản của chúng
- Đại phước lành: Là phước lành mà các Bậc Đại Ba la mật ban cho chúng ta
- Ahosi: Tha thứ và xin được tha thứ
- Saxdhu: Cách bày tỏ lòng tôn kính và sự đồng tình
- Bốn vật thiết yếu cho đời sống: Thực phẩm, quần áo, nơi ở và thuốc thang
Chùa Rombodhidharma tại Banlak 160, Nonghin Sub-district, Nonghin District, Loei 42190, Thailand
Website: www.rombodhidharma.com
Vào tháng 3.2019 mình đã sang chùa khoảng trên nửa tháng, tại chùa có rất nhiều người từ các quốc gia khác nhau: Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Trung Quốc….họ có thể là sống theo gia đình hoặc mỗi người sẽ có một “Cốc” tức là một nhà.
Cốc có thể là xây, hoặc dựng lên bằng gỗ. Có những cốc rất đơn giản, nhưng có những cốc rất đẹp, nó cũng tượng trưng cho việc, nhà to đẹp tức là giàu và có tiền, còn lại cũng phần nào thể hiện tình hình kinh tế của các sư trong chùa.
Đây là lần đầu tiên mình đến sống ở một ngôi chùa nước ngoài, mọi thứ khá lạ lẫm.
Thời khóa sinh hoạt của các sư thường là sáng dậy lúc 4h và đi “sổ” cho chúng sinh – mình không nhớ thuật ngữ này có chính xác không – tức là đi ban phước lành cho chúng sinh. Nhà chùa sẽ nấu cơm vào sáng sớm và tầm 6h sáng khi đi sổ về, các sư sẽ tới lấy cơm ăn cả ngày. Thực đơn cũng thay đổi từng ngày, và vẫn có thịt chứ không hẳn ăn chay 100%.
Thường sau đó, 8 hoặc 9h sẽ có các buổi nghe pháp do thầy Luang Por Phosrisuriya Khemarato thuyết giảng bằng tiếng Thái, sau đó những sư có nhiệm vụ dịch Thái – Việt, Thái – Anh, Thái – Trung sẽ dịch cabin cho mọi người cùng nghe cùng hiểu…Thường những buổi như này cũng sẽ tổ chức ăn trưa tại đó luôn và có thể về nghỉ trưa, chiều lại học pháp. Có những ngày tự do, thì các sư sẽ tự tu tập theo nhóm, hoặc đi làm công quả, đi dọn dẹp, giúp đỡ nhà bếp……
Đợt đó mình cũng được đi chợ mua đồ cùng các sư, đi siêu thị, đi chơi trên núi, đi làm đường nước trên núi,…..rất nhiều điều đáng nhớ.
Đợt đó cổng nhà chùa sửa lại, nên cũng có buổi mình đi hộ, khá là vui…
Đây là một nhánh của Phật Pháp, cái mình nhớ duy nhất là “Không dính mắc” – Một chữ “Không” nhưng thực sự học rất, cực kỳ khó.
Những người mình còn nhớ tên: đầu tiên là thầy Luang Por rồi, Sư Minh, Thầy Tâm Mãn, Me Hương, Me Hòa – là người mà mình ở cùng, và Lee giờ cũng xuống tóc rồi….
Đây là một góc mở tri thức đối với mình, mặc dù không theo nhánh này nhưng đây là một Pháp mà mọi người có thể theo.
[Chuyện còn tiếp]
Còn giờ xem lại một số hình ảnh lúc mình chụp ở chùa nhé:
Leave a Reply